Niềng răng vẫn được biết đến là phương pháp chỉnh nha tốt nhất giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm, mang đến cho bạn nụ cười tươi tắn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào muốn niềng răng sẽ niềng được ngay. Đặc biệt với trường hợp răng đã lấy tủy, bạn cần biết rõ răng đã lấy tủy có niềng được không? Niềng được trong điều kiện ra sao? Cách chăm sóc tốt nhất? Tìm hiểu đầy đủ thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Giải đáp răng đã lấy tủy là gì?
Tủy răng hay còn được gọi “nhân của răng”. Đây chính là tổ hợp liên kết các mạch máu với dây thần kinh nằm ở giữa răng. Phần tủy răng còn được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Chức năng của tủy răng nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi răng. Bên cạnh đó, các dây thần kinh trong tủy răng giúp bạn cảm nhận nóng, lạnh, tê, buốt,… khi tiêu hóa thức ăn.
Vì một số nguyên nhân, răng của bạn bị sâu viêm dẫn tới chết tủy. Lúc này răng đã lấy tủy sẽ biến đổi về cấu trúc. Răng không còn được cung cấp chất dinh dưỡng dần sừng hóa làm cho răng giòn, yếu, dễ mẻ và gãy khi chịu tác động lực. Trong một số trường hợp bọc răng sứ cho răng sâu nặng, răng khấp khểnh, hô nhiều cũng cần mài nhỏ và lấy tủy trước khi bọc mão sứ lên.
Răng đã bị lấy tủy cũng không cảm nhận được thứ ăn như trước dù chúng có nóng, lạnh hay cay, tê,… Điều này khiến mọi người giảm đi cảm giác ngon miệng, dễ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.
Đọc thêm: Răng chỉ bị sâu có niềng được không?
Răng đã lấy tủy có niềng được không?
Răng đã lấy tủy có niềng được không là băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt những người đang muốn chỉnh nha để sở hữu hàm răng đều đẹp hơn. Trên thực tế, răng đã lấy tủy vẫn có thể niềng răng được, nhưng điều này sẽ khó hơn so với những chiếc răng khỏe mạnh bình thường.
Như đã chia sẻ ở trên, răng lấy tủy đã không còn tủy để nuôi dưỡng nên sức chịu đựng của nó cũng kém hơn. Dưới tác động của lực kéo mà khí cụ tạo ra, chiếc răng đã lấy tủy không dịch chuyển được linh hoạt như răng thường trên toàn hàm.
Lưu ý, trong trường hợp răng của bạn đã lấy tủy từ khá lâu thì khả năng đáp ứng chỉnh nha sẽ càng giảm đi. Sau khoảng 1 năm từ khi lấy tủy, răng bị sừng hóa, trở nên yếu rõ rệt, sức nhai giảm và khó đáp ứng được yêu cầu khi niềng răng. Do vậy, khoảng thời gian được cho là tốt nhất để niềng răng sau khi lấy tủy là năm đầu tiên. Những trường hợp sau một năm cũng có thể thực hiện nhưng bạn cần trực tiếp đến địa chỉ nha khoa uy tín sẽ có bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra kết luận có niềng được hay không, nên niềng bằng phương pháp nào.
Trước tiên, bác sĩ sẽ xác định tình trạng viêm tủy răng. Sau đó, đưa ra các biện pháp xử lý răng trước khi niềng. Tiếp đến, bác sĩ theo dõi chi tiết nhằm xác định khả năng chịu lực của răng. Nếu chiếc răng này đảm bảo thì quá trình niềng răng sẽ bắt đầu diễn ra.
Trong trường hợp lấy tủy lâu ngày mà răng vẫn không thể phục hồi, khả năng đáp ứng việc chỉnh nha kém mà bạn vẫn muốn niềng răng thì có thể thực hiện bóc sứ cho răng trước để hồi phục hình răng trước. Nhờ lớp sứ này, răng mới có đủ khả năng chịu lực kéo, nắn, chỉnh hình trên răng trong giai đoạn niềng.
Có thể bạn quan tâm: Răng đã trám có niềng được không?
Niềng răng đã lấy tủy cần lưu ý điều gì?
Để quá trình niềng răng đã lấy tủy diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất, bạn cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
Chọn địa chỉ niềng răng uy tín
Trước tiên, vì niềng răng đã lấy tủy có độ khó cao nên bạn cần tìm đến bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị hiện đại mới giúp đạt kết quả như mong muốn. Ngoài ra còn hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Các địa chỉ nha khoa uy tín cũng đảm bảo tốt hơn về vấn đề an toàn, vệ sinh, các chính sách bảo hành, chăm sóc khách hàng. Bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn trong khi sử dụng dịch vụ.
Đọc thêm: BS.Phạm Hồng Đức – Bác sĩ có số lượng bệnh nhân Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021
Tăng độ bền cho răng lấy tủy
So với răng bình thường, răng chết tủy sẽ yếu nên lực ép, kéo, nắn của khí cụ có thể gặp một số rủi ro. Vậy nên trước khi thực hiện, các bác sĩ thực hiện biện pháp gia tăng độ bền trong răng. Điển hình là bọc sứ hoặc hàn răng giúp cho răng lấy tủy chắc chắn hơn.
Tuy nhiên nên hàn hay bọc sứ hoặc xử lý bằng cách nào thì còn tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau. Bạn cần xin ý kiến cụ thể của chuyên gia có kinh nghiệm.
Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc răng miệng
Niềng răng vốn đã cần chế độ chăm sóc đặc biệt, với răng đã lấy tủy, bạn càng cần nâng cao sự tỉ mỉ, cẩn trọng hơn. Vệ sinh răng miệng nên thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách. Dùng bàn chải chuyên biệt cho người niềng răng là tốt nhất. Trang bị thêm một chiếc bàn chải kẽ để làm sạch các mắc cài, loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại. Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng nhằm đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, hãy tránh các thức ăn quá dai, quá cứng sẽ gây áp lực nhai lên chiếc răng đang niềng. Hạn chế tối đa thức ăn quá nóng, quá lạnh để không làm kích thích răng. Trong thời gian chỉnh nha, bạn nên ăn những đồ mềm, nhuyễn mịn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Thăm khám thường xuyên
Việc thăm khám thường xuyên khi niềng răng là cần thiết giúp bạn chủ động nắm bắt được tình hình hàm răng của mình. Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý ngay lập tức tránh hậu quả về sau. Với các chỉ dẫn của bác sĩ, hãy thực hiện nghiêm túc, phản hồi lại với bác sĩ về tình hình răng để được chẩn đoán chuẩn xác nhất.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page